Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64536

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA ĐẦU VỤ XUÂN NĂM 2024

Ngày 22/03/2024 10:36:51

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA ĐẦU VỤ XUÂN NĂM 2024

Hiện nay, lúa xuân sau cấy sinh trưởng và phát triển thuận lợi, lúa giai đoạn sinh trưởng bén rễ, hồi xanh - đẻ nhánh. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh thuận lợi, có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại gây ra, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể như sau:

1. Đối với diện tích lúa mới cấy cần duy trì mực nước từ 2-3 cm trên mặt ruộng, tiến hành kiểm tra, tỉa dặm để đảm bảo mật độ.

2. Bón phân :

Bón phân kịp thời, bón cân đối, hợp lí, không lạm dụng phân đạm, không bón phân đạm muộn; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón NPK đa yếu tố, phân bón chuyên dùng.

- Lượng phân bón:

+ Bón lót: trước bừa cấy 100% lượng phân chuồng và phân lân, 30% đạm (1-1.5kg/sào).

+ Bón thúc lần 1: khi lúa cấy ra rễ mới (khoảng 10 – 12 ngày sau cấy): bón 50% lượng đạm (1.5 – 2.5kg/sào) và 50% lượng kali (2-3kg/sào) kết hợp với làm cỏ sục bùn giúp ruộng lúa có nhiều oxy, bộ rễ lúa thông thoáng.

+ Bón thúc lần 2: khi lá lúa thắt eo, bón 20% lượng đạm (0.5-1kg/sào) và 50% lượng kali còn lại (2-3kg/sào).

- Đối với phân NPK: lượng bón và phương pháp bón thực hiện đúng theo hướng dẫn của Nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

* Chú ý: Đối với những diện tích bị ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động chăn nuôi hoặc các nguồn nước tưới có lượng đạm tự do cao thì cần giảm lượng đạm bón cho lúa. Đặc biệt đối với những chân đất trũng có thể sử dụng các loại phân bón NPK nhả chậm có hàm lượng đạm thấp.

3. Điều tiết nước

Đây là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và tính chống chịu của cây lúa, cụ thể:

+ Giai đoạn sau cấy đến đẻ nhánh nhánh: giữ nước trong ruộng 3 – 5cm.

+ Giai đoạn sau bón thúc đẻ nhánh 5 – 7 ngày thực hiện rút cạn nước để ruộng khô nứt chân chim.

+ Khi bón thúc đợt 2 (bón đón đòng) giữ mực nước nông thường xuyên, ổn định đến khi lúa chín sáp.

+ Khi lúa chín sáp rút cạn nước để lúa chín nhanh, tập trung, tạo thuận lợi cho thu hoạch.

4. Phòng trừ sâu bệnh

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp phòng trừ chuột hại, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, chú trọng phòng trừ chuột ở các diện tích gò cao, ven làng, đất bỏ hoang, gần khu công nghiệp…

- Sử dụng thuốc trừ cỏ khi thật cần thiết, lựa chọn các loại thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc, độ độc thấp, an toàn với môi trường, con người, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

-Thực hiện tốt chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM, IPHM). Chú trọng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo về thực vật. Thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện và phòng trừ các đối tượng dịch hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lưu ý theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại: Chuột, Ốc Bươu vàng, Bọ trĩ, Bệnh đạo ôn…

Ảnh: Cánh đồng chuyên canh lúa thái xuyên 111, khu phố Trùng, thị trấn Lang Chánh.

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA ĐẦU VỤ XUÂN NĂM 2024

Đăng lúc: 22/03/2024 10:36:51 (GMT+7)

HƯỚNG DẪN CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CHĂM SÓC LÚA ĐẦU VỤ XUÂN NĂM 2024

Hiện nay, lúa xuân sau cấy sinh trưởng và phát triển thuận lợi, lúa giai đoạn sinh trưởng bén rễ, hồi xanh - đẻ nhánh. Để cây lúa sinh trưởng phát triển tốt, đẻ nhánh thuận lợi, có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết, sâu bệnh hại gây ra, bà con nông dân cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cụ thể như sau:

1. Đối với diện tích lúa mới cấy cần duy trì mực nước từ 2-3 cm trên mặt ruộng, tiến hành kiểm tra, tỉa dặm để đảm bảo mật độ.

2. Bón phân :

Bón phân kịp thời, bón cân đối, hợp lí, không lạm dụng phân đạm, không bón phân đạm muộn; tăng cường sử dụng phân hữu cơ, phân bón NPK đa yếu tố, phân bón chuyên dùng.

- Lượng phân bón:

+ Bón lót: trước bừa cấy 100% lượng phân chuồng và phân lân, 30% đạm (1-1.5kg/sào).

+ Bón thúc lần 1: khi lúa cấy ra rễ mới (khoảng 10 – 12 ngày sau cấy): bón 50% lượng đạm (1.5 – 2.5kg/sào) và 50% lượng kali (2-3kg/sào) kết hợp với làm cỏ sục bùn giúp ruộng lúa có nhiều oxy, bộ rễ lúa thông thoáng.

+ Bón thúc lần 2: khi lá lúa thắt eo, bón 20% lượng đạm (0.5-1kg/sào) và 50% lượng kali còn lại (2-3kg/sào).

- Đối với phân NPK: lượng bón và phương pháp bón thực hiện đúng theo hướng dẫn của Nhà sản xuất ghi trên bao bì sản phẩm.

* Chú ý: Đối với những diện tích bị ảnh hưởng của nước thải từ hoạt động chăn nuôi hoặc các nguồn nước tưới có lượng đạm tự do cao thì cần giảm lượng đạm bón cho lúa. Đặc biệt đối với những chân đất trũng có thể sử dụng các loại phân bón NPK nhả chậm có hàm lượng đạm thấp.

3. Điều tiết nước

Đây là khâu đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa lớn, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của bộ rễ, từ đó ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và tính chống chịu của cây lúa, cụ thể:

+ Giai đoạn sau cấy đến đẻ nhánh nhánh: giữ nước trong ruộng 3 – 5cm.

+ Giai đoạn sau bón thúc đẻ nhánh 5 – 7 ngày thực hiện rút cạn nước để ruộng khô nứt chân chim.

+ Khi bón thúc đợt 2 (bón đón đòng) giữ mực nước nông thường xuyên, ổn định đến khi lúa chín sáp.

+ Khi lúa chín sáp rút cạn nước để lúa chín nhanh, tập trung, tạo thuận lợi cho thu hoạch.

4. Phòng trừ sâu bệnh

- Áp dụng đồng bộ các biện pháp tổng hợp phòng trừ chuột hại, ưu tiên sử dụng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học, chú trọng phòng trừ chuột ở các diện tích gò cao, ven làng, đất bỏ hoang, gần khu công nghiệp…

- Sử dụng thuốc trừ cỏ khi thật cần thiết, lựa chọn các loại thuốc trừ cỏ có tính chọn lọc, độ độc thấp, an toàn với môi trường, con người, tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn ghi trên bao bì sản phẩm.

-Thực hiện tốt chương trình quản lí dịch hại tổng hợp (IPM, IPHM). Chú trọng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và bảo về thực vật. Thăm đồng thường xuyên, kịp thời phát hiện và phòng trừ các đối tượng dịch hại theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lưu ý theo dõi, phòng trừ các đối tượng dịch hại: Chuột, Ốc Bươu vàng, Bọ trĩ, Bệnh đạo ôn…

Ảnh: Cánh đồng chuyên canh lúa thái xuyên 111, khu phố Trùng, thị trấn Lang Chánh.