Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64536

ĐẦU XUÂN KỂ CHUYỆN CHÙA MÈO

Ngày 05/03/2024 11:40:25

ĐẦU XUÂN KỂ CHUYỆN CHÙA MÈO

Chùa Mèo tọa lạc tại khu phố Chiềng Ban 1 , thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII và được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh vào năm 2005. Chùa Mèo từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân trong vùng, là nơi giáo dục đạo đức hướng thiện, đồng thời là công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện bề dày văn hoá, lịch sử của địa phương.

Theo lịch sử ghi lại, chùa Mèo được hình thành từ thời Trần. Tương truyền có công chúa nhà Trần là Chu Huyền đi lánh nạn lên Mường Chếnh có mang theo 2 quả chuông, có cận sĩ theo hầu. Về đây, được bà con bảo vệ, chăm sóc chu đáo, cuộc sống trở nên ấm cúng, bình yên. Công chúa đã cùng nhà Lang hưng công xây dựng ngôi chùa để tri ân công đức dân làng. Trong khi xây dựng chùa, khai khẩn đất hoang, bà con ở đây đã đào được pho tượng đá (gọi là bụt). Liền đó, công chúa đã rước tượng bụt và tượng Quan Âm ở miếu làng lên chùa thờ phụng. Chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, có nhiều phong cảnh đẹp, với tên gọi ban đầu là chùa Chu (tên công chúa). Chùa có địa thế khá chuẩn mực theo thuyết phong thủy: Có tả Thanh Long là dãy núi Pù Bằng, hữu Bạch Hổ là dãy núi Chí Linh (Pù Rinh), trước mặt lại có dòng sông Âm chảy ngang qua. Thế đất đẹp, như vậy đã hình thành ngôi chùa đẹp nức tiếng trong vùng “nhất Hương, nhì Hà, ba Chu”, ý nói Nhất chùa Hương, nhì chùa Hà, thứ 3 là chùa Chu (chùa Mèo).

Đến thời kỳ Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa vào năm 1418, tương truyền rằng có một lần, Lê Lợi cùng nghĩa quân đi qua chùa Chu, đã vào chùa thắp hương lễ Phật cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Lê Lợi thấy trong chùa chỉ còn lại 1 con mèo, sư sãi chẳng biết đi lánh về đâu, Lê Lợi cho lính bắt lấy con mèo mang theo trên đường rút quân vào Hón Oi. Khi có tin cấp báo quân giặc đang ráo riết đuổi theo nghĩa quân, Lê Lợi lệnh cho lính bỏ lại con mèo ở 1 rãnh đồi cách chùa Chu chừng 700m, ngày nay dân làng gọi là hón bỏ mèo.

Sau kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi đã sắc chỉ cho một cận thần là Lê Khả vào Mường Chếnh đốc thổ ty lang Mường tu sửa lại chùa Chu để thờ phụng Phật. Lê Lợi đã đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo.

Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh thắng lợi, ông đã có chiếu chỉ cho thổ ty lang Mường tu sửa lại chùa Mèo. Vì thế, ngoài điện thờ vua Lê, nhân dân lập thêm một bục thờ vua Quang Trung.

Vào những năm đầu khi thực dân Pháp truyền đạo và xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Yên Khương, Lâm Phú, Đồng Lương thì chùa Mèo không bị phá bỏ mà còn được Nhân dân xây dựng khang trang hơn.

Tương truyền rằng: Ngôi chùa được xây cất theo kiểu Tam quan và lợp bằng ngói mũi, gác chùa xây cao 15m được lợp bằng ván ngọc, trong chùa có các vị Phật Quan Âm, La Hán, Phật Thích Ca và có cả tượng Đức Thánh Trần, vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Thạch…vào ngày Tết Nguyên đán hằng năm, nhân dân trong vùn

ĐẦU XUÂN KỂ CHUYỆN CHÙA MÈO

Đăng lúc: 05/03/2024 11:40:25 (GMT+7)

ĐẦU XUÂN KỂ CHUYỆN CHÙA MÈO

Chùa Mèo tọa lạc tại khu phố Chiềng Ban 1 , thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Chùa được xây dựng từ thế kỷ XIII và được UBND tỉnh Thanh Hóa công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh vào năm 2005. Chùa Mèo từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tâm linh của nhân dân trong vùng, là nơi giáo dục đạo đức hướng thiện, đồng thời là công trình kiến trúc nghệ thuật thể hiện bề dày văn hoá, lịch sử của địa phương.

Theo lịch sử ghi lại, chùa Mèo được hình thành từ thời Trần. Tương truyền có công chúa nhà Trần là Chu Huyền đi lánh nạn lên Mường Chếnh có mang theo 2 quả chuông, có cận sĩ theo hầu. Về đây, được bà con bảo vệ, chăm sóc chu đáo, cuộc sống trở nên ấm cúng, bình yên. Công chúa đã cùng nhà Lang hưng công xây dựng ngôi chùa để tri ân công đức dân làng. Trong khi xây dựng chùa, khai khẩn đất hoang, bà con ở đây đã đào được pho tượng đá (gọi là bụt). Liền đó, công chúa đã rước tượng bụt và tượng Quan Âm ở miếu làng lên chùa thờ phụng. Chùa được xây dựng trên đỉnh đồi, có nhiều phong cảnh đẹp, với tên gọi ban đầu là chùa Chu (tên công chúa). Chùa có địa thế khá chuẩn mực theo thuyết phong thủy: Có tả Thanh Long là dãy núi Pù Bằng, hữu Bạch Hổ là dãy núi Chí Linh (Pù Rinh), trước mặt lại có dòng sông Âm chảy ngang qua. Thế đất đẹp, như vậy đã hình thành ngôi chùa đẹp nức tiếng trong vùng “nhất Hương, nhì Hà, ba Chu”, ý nói Nhất chùa Hương, nhì chùa Hà, thứ 3 là chùa Chu (chùa Mèo).

Đến thời kỳ Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa vào năm 1418, tương truyền rằng có một lần, Lê Lợi cùng nghĩa quân đi qua chùa Chu, đã vào chùa thắp hương lễ Phật cầu nguyện cho sự nghiệp kháng chiến thắng lợi. Lê Lợi thấy trong chùa chỉ còn lại 1 con mèo, sư sãi chẳng biết đi lánh về đâu, Lê Lợi cho lính bắt lấy con mèo mang theo trên đường rút quân vào Hón Oi. Khi có tin cấp báo quân giặc đang ráo riết đuổi theo nghĩa quân, Lê Lợi lệnh cho lính bỏ lại con mèo ở 1 rãnh đồi cách chùa Chu chừng 700m, ngày nay dân làng gọi là hón bỏ mèo.

Sau kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi, Lê Lợi đã sắc chỉ cho một cận thần là Lê Khả vào Mường Chếnh đốc thổ ty lang Mường tu sửa lại chùa Chu để thờ phụng Phật. Lê Lợi đã đổi tên chùa Chu thành chùa Mèo.

Khi Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc đại phá quân Thanh thắng lợi, ông đã có chiếu chỉ cho thổ ty lang Mường tu sửa lại chùa Mèo. Vì thế, ngoài điện thờ vua Lê, nhân dân lập thêm một bục thờ vua Quang Trung.

Vào những năm đầu khi thực dân Pháp truyền đạo và xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo ở Yên Khương, Lâm Phú, Đồng Lương thì chùa Mèo không bị phá bỏ mà còn được Nhân dân xây dựng khang trang hơn.

Tương truyền rằng: Ngôi chùa được xây cất theo kiểu Tam quan và lợp bằng ngói mũi, gác chùa xây cao 15m được lợp bằng ván ngọc, trong chùa có các vị Phật Quan Âm, La Hán, Phật Thích Ca và có cả tượng Đức Thánh Trần, vua Lê Thái Tổ, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Lê Thạch…vào ngày Tết Nguyên đán hằng năm, nhân dân trong vùn