Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64536

VÌ SAO CÓ CÂY NÊU NGÀY TẾT?

Ngày 02/12/2024 00:00:00

VÌ SAO CÓ CÂY NÊU NGÀY TẾT?

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ bao lâu nay, cây nêu là một hình ảnh mang ý nghĩa truyền thống, gắn liền với mỗi gia đình Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vậy nguồn gốc của cây nêu bắt đầu từ đâu?

Câu chuyện bắt đầu từ thuở xa xưa, khi quỷ còn lộng hành chiếm nhiều đất ruộng, con người gặp nhiều khó khăn. Vì lúa là nguồn lương thực chính mà người còn phải cống nạp hết phần ngọn cho quỷ, nên người dân gần như không còn gì để sinh sống.

Một ông tiên xuất hiện trong hình hài một ông lão đã giúp người dân bằng cách gieo cây khoai mì. Người lấy củ khoa mì, để lại dây và lá cho quỷ. Quỷ tức tối đòi ăn cả gốc lẫn ngọn. Tiên lại trao loài người giống cây bắp. Quỷ lại lần nữa trắng tay.

Lúc này tiên cùng với người dân đã bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng một chiếc bóng của một chiếc áo treo ở trên ngọn cây tre. Bóng của chiếc áo thì trông quả nhỏ, bọn quỷ liền lập tức đồng ý. Thế nhưng cho đến khi chiếc áo được đưa lên trên cao, tiên lại liền hóa phép cho chiếc áo lớn dần và dần lớn dần. Theo bóng của chiếc áo cũng dần lớn hơn và xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.

Trước khi đi thì lũ quỷ xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm cho chúng trở về đất liền để được thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Vì thương hại nên tiên đã đồng ý.

Từ đó, hằng năm, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán chính là bọn quỷ vào thăm đất liền. Người ta theo tục cũ liền dựng một cây nêu trước cửa nhà. Trên cây có treo một chiếc chuông gió, có tiếng động phát ra khi chuông gió rung để nhắc nhở cho bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh xa ra.

VÌ SAO CÓ CÂY NÊU NGÀY TẾT?

Đăng lúc: 02/12/2024 00:00:00 (GMT+7)

VÌ SAO CÓ CÂY NÊU NGÀY TẾT?

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”

Từ bao lâu nay, cây nêu là một hình ảnh mang ý nghĩa truyền thống, gắn liền với mỗi gia đình Việt mỗi dịp Tết đến Xuân về. Vậy nguồn gốc của cây nêu bắt đầu từ đâu?

Câu chuyện bắt đầu từ thuở xa xưa, khi quỷ còn lộng hành chiếm nhiều đất ruộng, con người gặp nhiều khó khăn. Vì lúa là nguồn lương thực chính mà người còn phải cống nạp hết phần ngọn cho quỷ, nên người dân gần như không còn gì để sinh sống.

Một ông tiên xuất hiện trong hình hài một ông lão đã giúp người dân bằng cách gieo cây khoai mì. Người lấy củ khoa mì, để lại dây và lá cho quỷ. Quỷ tức tối đòi ăn cả gốc lẫn ngọn. Tiên lại trao loài người giống cây bắp. Quỷ lại lần nữa trắng tay.

Lúc này tiên cùng với người dân đã bàn với quỷ xin miếng đất vừa bằng một chiếc bóng của một chiếc áo treo ở trên ngọn cây tre. Bóng của chiếc áo thì trông quả nhỏ, bọn quỷ liền lập tức đồng ý. Thế nhưng cho đến khi chiếc áo được đưa lên trên cao, tiên lại liền hóa phép cho chiếc áo lớn dần và dần lớn dần. Theo bóng của chiếc áo cũng dần lớn hơn và xua đuổi bọn quỷ phải chạy ra biển.

Trước khi đi thì lũ quỷ xin tiên ông cho phép những ngày đầu năm cho chúng trở về đất liền để được thăm ông bà, tổ tiên của chúng. Vì thương hại nên tiên đã đồng ý.

Từ đó, hằng năm, cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán chính là bọn quỷ vào thăm đất liền. Người ta theo tục cũ liền dựng một cây nêu trước cửa nhà. Trên cây có treo một chiếc chuông gió, có tiếng động phát ra khi chuông gió rung để nhắc nhở cho bọn quỷ nhớ lời hẹn ước xưa mà tránh xa ra.