Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64536

NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG (21/3): CHUNG TAY KHÔI PHỤC LÁ PHỔI XANH

Ngày 22/03/2024 10:37:28

NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG (21/3):

CHUNG TAY KHÔI PHỤC LÁ PHỔI XANH

Ngày Quốc tế về Rừng, viết tắt là IDF (International Day of Forests) là ngày 21 tháng Ba, là ngày hành động quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 28/11/2012 theo Nghị quyết A/RES/67/200.

Ngày quốc tế về rừng đầu tiên tổ chức vào ngày 21 Tháng Ba năm 2013.

Mỗi năm, thế giới có hơn 13 triệu ha rừng bị mất, tương đương với một khu vực rộng bằng cỡ nước Anh. Tại Việt Nam, chúng ta mất trung bình hơn 2000 ha rừng mỗi năm, độ che phủ rừng đạt gần 42% nhưng diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn vỏn vẹn 0,25%. Điều này có nghĩa là độ che phủ rừng lớn nhưng chất lượng rừng không bằng một nửa so với trước đây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực phòng hộ và bảo vệ rừng.

Khi rừng mất đi, thì các loài thực vật và động vật trong quần thể đó cũng theo nhau mất đi. Rừng chứa 80% tất cả các đa dạng sinh học trên cạn.

Và điểm quan trọng nhất, rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO2, trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố gây ra sự nóng lên toàn cầu. Kết quả phá rừng làm giảm sự hấp thụ CO2 tương đương với lượng khí thải ra của ngành giao thông vận tải toàn cầu.

Hiện nay, rừng còn bao phủ hơn 30% diện tích đất trên thế giới và có hơn 60.000 loài cây. Rừng cung cấp khí oxi , thực phẩm, chất xơ, nước , chôbgs xói mòn đất , chắn gió bão cát và thuốc men ….. cho khoảng 1,6 tỷ người nghèo nhất thế giới và những đối tượng khác , bao gồm cả người dân bản địa với các nền văn hóa độc đáo.

Giữ những gì còn lại là mục tiêu cấp thiết để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.

NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG (21/3): CHUNG TAY KHÔI PHỤC LÁ PHỔI XANH

Đăng lúc: 22/03/2024 10:37:28 (GMT+7)

NGÀY QUỐC TẾ VỀ RỪNG (21/3):

CHUNG TAY KHÔI PHỤC LÁ PHỔI XANH

Ngày Quốc tế về Rừng, viết tắt là IDF (International Day of Forests) là ngày 21 tháng Ba, là ngày hành động quốc tế được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 28/11/2012 theo Nghị quyết A/RES/67/200.

Ngày quốc tế về rừng đầu tiên tổ chức vào ngày 21 Tháng Ba năm 2013.

Mỗi năm, thế giới có hơn 13 triệu ha rừng bị mất, tương đương với một khu vực rộng bằng cỡ nước Anh. Tại Việt Nam, chúng ta mất trung bình hơn 2000 ha rừng mỗi năm, độ che phủ rừng đạt gần 42% nhưng diện tích rừng nguyên sinh chỉ còn vỏn vẹn 0,25%. Điều này có nghĩa là độ che phủ rừng lớn nhưng chất lượng rừng không bằng một nửa so với trước đây, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực phòng hộ và bảo vệ rừng.

Khi rừng mất đi, thì các loài thực vật và động vật trong quần thể đó cũng theo nhau mất đi. Rừng chứa 80% tất cả các đa dạng sinh học trên cạn.

Và điểm quan trọng nhất, rừng đóng vai trò hấp thụ khí CO2, trả lại oxy cho sinh giới cũng như giảm hiệu ứng nhà kính do tích tụ CO2 là yếu tố gây ra sự nóng lên toàn cầu. Kết quả phá rừng làm giảm sự hấp thụ CO2 tương đương với lượng khí thải ra của ngành giao thông vận tải toàn cầu.

Hiện nay, rừng còn bao phủ hơn 30% diện tích đất trên thế giới và có hơn 60.000 loài cây. Rừng cung cấp khí oxi , thực phẩm, chất xơ, nước , chôbgs xói mòn đất , chắn gió bão cát và thuốc men ….. cho khoảng 1,6 tỷ người nghèo nhất thế giới và những đối tượng khác , bao gồm cả người dân bản địa với các nền văn hóa độc đáo.

Giữ những gì còn lại là mục tiêu cấp thiết để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.