Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
64536

KỂ CHUYỆN CHUÔNG CHÙA MÈO

Ngày 05/03/2024 11:40:30

KỂ CHUYỆN CHUÔNG CHÙA MÈO

Quả chuông chùa Mèo “mịn như ngọc và kêu vang như tiếng vàng” là một bảo vật cổ, được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa từ năm 1992, có kí hiệu BTTH/6719. Đây lại là chiếc chuông thời Lê rất quý, ghi hẳn tên chùa vào phần vai chuông bằng 8 chữ Đại tự: “Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự Hồng chung” (Ghi chép về việc làm chuông chùa Mèo). Niên đại đúc chuông cũng được khắc rõ ràng là vào ngày Tết cuối xuân năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (tức năm 1718). Lúc này nước Đại Việt dưới triều Lê, do vua Lê Dụ Tông trị vì.

Quả chuông có kích thước khá lớn, có thể xếp vào loại Đại Hồng chung, cao 1,09m đường kính miệng 0,5m. Chuông được đúc khá sắc nét và mang nét nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng với quai chuông tạo hình đôi rồng đối xứng, ngoắc đuôi nhau, mũi sư tử, bờm dài, tai dơi, thân phủ đầy vây cá, 3 móng nhọn. Chuông có 6 núm để gõ. Chiếc chuông còn nguyên vẹn này mang giá trị nghệ thuật cao, lại có niên đại rõ ràng, hoa văn sắc nét và chính xác như một dấu ấn di sản nghệ thuật một thời. Có lẽ, cho đến nay, loại hình chuông thời Lê như vậy còn quá hiếm và quý.

Bên cạnh cái giá trị mỹ thuật, những dòng chữ khắc ghi trên 4 mảng thân chuông lại kể cho chúng ta biết bao điều về lịch sử thời Lê ở một vùng vốn là căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn này. Trong sách Lam Sơn Thực Lục (viết năm 1431), vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đã xưng danh là “Chúa động Lam Sơn đề tựa”, đã chứng tỏ ngài là thủ lĩnh quần tụ được khá nhiều dân tộc ở vùng núi xứ Thanh, cùng khởi nghĩa. Những lúc gian nan nhất Lê Lợi cũng dựa vào sự ủng hộ của các dân tộc ở châu Lang Chánh xưa.

Các vị vua Lê kế nghiệp ngài cũng phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở mảnh đất này thể hiện trên bài minh văn trên chuông chùa Mèo. Chuông còn ghi rằng, góp công của đúc chiếc chuông lớn này có “đông đảo bà con ở nhiều bản hội trong xứ Thanh Hoa”. Cứ xem danh sách hưng công đúc chuông, mới thấy tính chất “mặt trận” quần tụ các sắc dân khá rõ: Có đồng bào dân tộc ở động Khang Chánh, động Lương Sơn, châu Lang Chánh, quan Thổ Tù…

Còn có dân làng người Việt cũng đóng góp như bà con ở thôn Trung Hòa, xã An Lãng, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay là huyện Thiệu Hóa). Minh văn trên chuông còn thấy có sự góp công sức của các “tăng tử trụ trì”, của một ông cai đội, một ông “quan Mai Hầu”.

Một điều đáng chú ý là trong lễ hưng công đúc chuông, vai trò của người mẹ được nhắc đến nhiều, ví dụ như mẹ Phạm Thị Minh, con trai là thổ tù, mẹ Trịnh Thị Tố có con trai là quan chức đồng tri phủ… Đó cũng là một cách vinh danh các bậc sinh thành của người xưa dẫu chỉ qua mấy nét khắc chữ lưu đến muôn đời.

Qua những dòng chữ trên chuông, chúng ta còn thấy có sự gắn bó giữa các bản làng, vùng đất của các dân tộc xứ Thanh vào buổi đầu thế kỷ 18, khi mà một sự kiện lớn là đúc chuông chùa Mèo không những có sự tham gia của dân vùng Mường Lang Chánh mà còn cả dân vùng huyện Thiệu Hóa, mặc dù hai vùng này cách nhau còn vài huyện nữa. Cũng là một điều cần lý giải khi

KỂ CHUYỆN CHUÔNG CHÙA MÈO

Đăng lúc: 05/03/2024 11:40:30 (GMT+7)

KỂ CHUYỆN CHUÔNG CHÙA MÈO

Quả chuông chùa Mèo “mịn như ngọc và kêu vang như tiếng vàng” là một bảo vật cổ, được đưa về lưu giữ tại Bảo tàng tổng hợp Thanh Hóa từ năm 1992, có kí hiệu BTTH/6719. Đây lại là chiếc chuông thời Lê rất quý, ghi hẳn tên chùa vào phần vai chuông bằng 8 chữ Đại tự: “Chú tạo Miêu đỉnh thiền tự Hồng chung” (Ghi chép về việc làm chuông chùa Mèo). Niên đại đúc chuông cũng được khắc rõ ràng là vào ngày Tết cuối xuân năm Vĩnh Thịnh thứ 14 (tức năm 1718). Lúc này nước Đại Việt dưới triều Lê, do vua Lê Dụ Tông trị vì.

Quả chuông có kích thước khá lớn, có thể xếp vào loại Đại Hồng chung, cao 1,09m đường kính miệng 0,5m. Chuông được đúc khá sắc nét và mang nét nghệ thuật của thời Lê Trung Hưng với quai chuông tạo hình đôi rồng đối xứng, ngoắc đuôi nhau, mũi sư tử, bờm dài, tai dơi, thân phủ đầy vây cá, 3 móng nhọn. Chuông có 6 núm để gõ. Chiếc chuông còn nguyên vẹn này mang giá trị nghệ thuật cao, lại có niên đại rõ ràng, hoa văn sắc nét và chính xác như một dấu ấn di sản nghệ thuật một thời. Có lẽ, cho đến nay, loại hình chuông thời Lê như vậy còn quá hiếm và quý.

Bên cạnh cái giá trị mỹ thuật, những dòng chữ khắc ghi trên 4 mảng thân chuông lại kể cho chúng ta biết bao điều về lịch sử thời Lê ở một vùng vốn là căn cứ địa của nghĩa quân Lam Sơn này. Trong sách Lam Sơn Thực Lục (viết năm 1431), vị anh hùng dân tộc Lê Lợi đã xưng danh là “Chúa động Lam Sơn đề tựa”, đã chứng tỏ ngài là thủ lĩnh quần tụ được khá nhiều dân tộc ở vùng núi xứ Thanh, cùng khởi nghĩa. Những lúc gian nan nhất Lê Lợi cũng dựa vào sự ủng hộ của các dân tộc ở châu Lang Chánh xưa.

Các vị vua Lê kế nghiệp ngài cũng phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc ở mảnh đất này thể hiện trên bài minh văn trên chuông chùa Mèo. Chuông còn ghi rằng, góp công của đúc chiếc chuông lớn này có “đông đảo bà con ở nhiều bản hội trong xứ Thanh Hoa”. Cứ xem danh sách hưng công đúc chuông, mới thấy tính chất “mặt trận” quần tụ các sắc dân khá rõ: Có đồng bào dân tộc ở động Khang Chánh, động Lương Sơn, châu Lang Chánh, quan Thổ Tù…

Còn có dân làng người Việt cũng đóng góp như bà con ở thôn Trung Hòa, xã An Lãng, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Thiên (nay là huyện Thiệu Hóa). Minh văn trên chuông còn thấy có sự góp công sức của các “tăng tử trụ trì”, của một ông cai đội, một ông “quan Mai Hầu”.

Một điều đáng chú ý là trong lễ hưng công đúc chuông, vai trò của người mẹ được nhắc đến nhiều, ví dụ như mẹ Phạm Thị Minh, con trai là thổ tù, mẹ Trịnh Thị Tố có con trai là quan chức đồng tri phủ… Đó cũng là một cách vinh danh các bậc sinh thành của người xưa dẫu chỉ qua mấy nét khắc chữ lưu đến muôn đời.

Qua những dòng chữ trên chuông, chúng ta còn thấy có sự gắn bó giữa các bản làng, vùng đất của các dân tộc xứ Thanh vào buổi đầu thế kỷ 18, khi mà một sự kiện lớn là đúc chuông chùa Mèo không những có sự tham gia của dân vùng Mường Lang Chánh mà còn cả dân vùng huyện Thiệu Hóa, mặc dù hai vùng này cách nhau còn vài huyện nữa. Cũng là một điều cần lý giải khi